VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY LÀ GÌ ? 

CÓ CẦN CHỨNG MINH KHI GÓP VỐN/MỞ CÔNG TY ?


 - Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng khi thành lập công ty hay không? Có bị cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ hay không? Đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu? Tối đa bao nhiêu? Đóng bao nhiêu thuế môn bài?...v..v...


- Đó là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu các thông tin liên quan đến vốn điều lệ công ty. Bạn đang tìm hiểu vốn điều lệ là gì để chuẩn bị mở công ty hoặc các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nhưng không biết vốn điều lệ là gì được quy định ra sao trong luật doanh nghiệp hiện hành?

- Nắm được nguyện vọng trên của các bạn, những luật sư tư vấn hàng đầu của công ty Nam Việt Luật sẽ cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bạn hiểu rõ được vốn điều lệ là gì, qua đó có được thông tin hữu ích cho công việc, học tập, nghiên cứu.
- Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.


Ví dụ: Có 2 thành viên A và B dự tính thành lập Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Á Châu. Thành viên A đăng ký góp vốn là 1,200,000,000 đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự thành  viên B đăng ký góp vốn 800,000,000 đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy: Hai thành viên A và B đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1,200,000,000 đ + 800,000,000 đ = 2,000,000,000 đ.
Khi đó con số 2,000,000,000 đ được gọi là vốn điều lệ của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Á Châu.
Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ Vốn điều lệ công ty

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY HAY Và ĐÚNG LUẬT 


- Ai cũng muốn tìm hiểu cách đặt tên công ty hayđúng quy định pháp luật, ý nghĩa, hợp phong thủy theo Luật doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tìm được cái tên hay đúng và ưng ý nhất.



- Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm - dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm - dịch vụ của đối thủ. Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh các bạn cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
- Nam Việt Luật là hãng tư vấn thành lập doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách đặt tên doanh nghiệp hay và ưng ý. Giúp bạn lựa chọn tên công ty phù hợp khi tham khảo chi tiết bài viết và liên hệ tư vấn khi có thắc mắc trong quá trình lựa chọn tên công ty.

Đặt tên công ty tiếng Việt bao gồm mấy thành tố? 

 Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.

Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Hướng dẫn đặt tên công ty

ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

DỊch vỤ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ


- Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể đóng loại thuế gì? Hộ kinh doanh cá thể đăng ký ngành nghề kinh doanh gì? Được phép sử dụng bao nhiêu lao động? Đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở đâu? Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là ra sao? Những điều cần biết khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể là gì? Ai cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể? ..v..v..


Hộ kinh doanh cá thể là gì?

- Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Những ai đủ tiêu chuẩn đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

- Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.

- Những người đang đứng tên thành lập hộ kinh doanh cá thể rồi thì không thể đứng tên thành lập hộ kinh doanh cá thể thứ 2. Hoặc đang đứng tên thành lập doanh nghiệp tư nhân rồi thì không được thành lập hộ kinh doanh cá thể.


Ai không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.


Ai cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

- Ngoại trừ những đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở trên. Thì tất cả những đối tượng còn lại khi kinh doanh cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể.


Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Đăng ký hộ dinh doanh cá thể

DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP KINH DOANH GIÁ RẺ TRỌN GÓI

DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP KINH DOANH - TRỌN GÓI - GIÁ RẺ - UY TÍN

 Tại Nam Việt Luật


  Bạn đang muốn mở công ty hay muốn mở cửa hàng kinh doanh? Bạn đang cần tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh có điều kiện? Cần tư vấn thay đổi giấy phép, tư vấn dịch vụ kế toán, thuế, giải thể..v..v., Bạn đang bận rộn với rất nhiều công việc và dự định kinh doanh của mình và không có thời gian để tự làm giấy phép kinh doanh? 
  Bạn đang muốn thực hiện thủ tục nhưng đang gặp khó khăn rắc rối và đang cần tư vấn dịch vụ làm giấy phép kinh doanh giá rẻ trọn góiHãy đến với dịch vụ làm giấy phép kinh doanh giá rẻ trọn gói của Nam Việt Luật. Mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất.


I/ Các loại dịch vụ làm giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay
- Hiện nay, có 2 loại giấy phép kinh doanh mà khách hàng có thể đăng ký đó là:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp này bạn cần thành lập công ty).
+ Giấy phép hộ kinh doanh cá thể (trường hợp này bàn cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể).
- Ngoài ra, Nam Việt Luật còn cung cấp thêm các dịch vụ làm giấy phép khác như:
+ Và các dịch vụ xin cấp giấy phép có điều kiện khác...v.v.v

Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh 

THỦ TỤC THAY ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

THỦ TỤC THAY ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Trước khi tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp các bạn cần phải nắm được những thông tin và kiến thức gì để doanh nghiệp bạn tránh được những vướng mắc về pháp lý?
Bạn cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp hiện tại của bạn là gì? Loại hình doanh nghiệp sau khi chuyển đổi là gì? Để xác định được cơ cấu quản lý điều hành trong doanh nghiệp sắp tới. Bởi vì mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức điều hành khác nhau nên cơ cấu quản lý doanh nghiệp cũng khác nhau. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp.


Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi con dấu công ty hay không?

Trên con dấu công ty có thể hiện tên doanh nghiệp gắn liền với loại hình doanh nghiệp nên việc thay đổi loại hình doanh nghiệp cần phải thay đổi con dấu công ty.

Thay đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thay đổi các giấy phép con?

Cần phải thực hiện thủ tục thay đổi theo đúng quy định của pháp luật cũng như thuận tiện trong việc giao dịch với cơ quan, đối tác, khách hàng.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần phải thay đổi những gì khác trong doanh nghiệp?

Thay đổi loại hình công ty dẫn đến việc thay đổi giấy phép kinh doanh và những hợp đồng, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ, biểu mẫu, con dấu cũng phải thay đổi.... Điều đó phải thông báo đến các cơ quan hữu quan khi mình tiến hành thay đổi loại hình vì tên doanh nghiệp gắn với loại hình doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo, việc thay đổi sẽ tránh nhầm lẫn và phiền toái khi thực hiện giao dịch với đối tác và các cơ quan liên quan.

Xem chi tiết bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY



Thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có tính chất phức tạp nhất. Nếu bạn không nắm rõ những quy định của pháp luật hiện hành, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để tìm hiểu và thực hiện thủ tục. Hãy để Nam Việt Luật giúp bạn chuẩn bị và thực hiện các thủ tục trước và sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật. Chúng tôi luôn đảm bảo các về vấn đề thời gian cũng như giá cả dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật tốt nhất trên thị trường.
Người đại diện theo pháp luật có thể đứng chức danh giám đốc/Tổng giám đốc/chủ tịch công ty và các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty. Khi bạn thuê giám đốc/tổng giám đốc làm người đại diện theo pháp luật thì nên tham khảo: "Những điều cần biết khi thuê giám đốc công ty". để có hướng hoạt động điều hành côn gty cho đúng.



Người đại diện pháp luật của công ty là ai ?

Chính là người đứng đầu của công ty và được doanh nghiệp ủy quyền, thay mặt công ty thực hiện các giao dịch với đối tác, khách hàng hoặc với cơ quan nhà nước để mang về lợi ích cho doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của từng loại hình sẽ có một số quy định khác nhau về chức danh. Các bạn có thể xem thêm tại bài:


Các chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty

Các chức danh này sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà luật doanh nghiệp đã được ban hành.
1.Giám đốc;
2.Tổng Giám đốc;
3.Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
4.Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
5.Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
6.Và các chức danh quản lý khác được quy định tại điều lệ công ty.


Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật là gì?

- Người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ tịch hội đồng quản trị/ Chủ tịch hội đồng thành viên/ Giám Đốc/ Tổng Giám và các chức danh quản lý khác sẽ được quy định rõ tại điều lệ công ty. Theo pháp luật hiện hành, người đại diện theo pháp luật phải là người thường trú ở Việt Nam, trong trường hợp không có mặt tại Việt Nam quá 30 ngày thì phải có giấy ủy quyền cho người khác theo quy định tại luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật. Hiện tại công ty Cổ phần và công ty TNHH có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Người đại diện theo pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.


Xem chi tiết bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Thủ tục thay đổi người đại diện

THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY


Tăng vốn điều lệ công ty là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tăng vốn điều lệ công ty có thể do chủ sở hữu tự bỏ vốn vào phát triển kinh doanh hoặc kêu gọi đối tác, bạn bè góp vốn đầu tư mở rộng kinh doanh.  Việc tăng vốn điều lệ công ty giúp doanh nghiệp có thêm tiềm lực về vốn kinh doanh để mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động doanh nghiệp. Tăng vốn điều lệ công ty cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty bạn như:
- Giúp thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ.
- Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường
- Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết
- Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của doanh nghiệp do có đồng vốn dồi dào, lợi nhuận ròng để đầu tư kinh doanh.
- Có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.


Ngoài những lợi ích về việc tăng vốn điều lệ công ty thì công ty cũng lưu ý một số vấn đề sau khi tăng vốn điều lệ như sau:
- Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo, đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp.
- Chuẩn bị đóng thuế môn bài theo bậc thuế môn bài mới tương ứng với mức vốn điều lệ sau khi tăng.

 Tăng vốn điều lệ tức là tăng trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp, tăng trách nhiệm pháp lý về phần vốn góp của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty. Hạn chế các trường hợp mới tăng vốn điều lệ sau đó lại giảm vốn điều lệ sẽ rất khó vì khi doanh nghiệp có mức vốn tăng lên và có trách nhiệm đối với các đối tác lớn hơn thì việc giảm vốn điều lệ là thủ tục khó hơn. Thủ tục giảm vốn điều lệ phải được cân nhắc và xem xét kỹ thì cơ quan đăng ký kinh doanh mới cho giảm vốn điều lệ.


Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY

THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY


Bạn đang muốn thay đổi ngành nghề kinh doanhCông ty bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh? Nếu bạn đang có những nhu cầu trên và muốn kinh doanh hợp pháp thì doanh nghiệp bạn cần tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.




Vậy bạn đã biết được ngành nghề nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện để bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty theo đúng quy định? Dưới đây là bài tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty Nam Việt Luật hỗ trợ tư vấn miiễn phí tới quý bạn đọc trên cả nước. Nếu bạn đang cần tìm kiếm thông tin  vui lòng theo dõi để có thêm thông tin tham khảo.

Thứ nhất, Bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh không có điều kiện
Thứ hai, Bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh


Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

DỊCH VỤ THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY GIÁ RẺ TRỌN GÓI

DỊCH VỤ THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY GIÁ RẺ TRỌN GÓI


Dịch vụ thay đổi tên công ty giá rẻ - Nếu như các bạn đang tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty và có những thắc mắc về pháp lý như: Bạn không biết tra cứu tên doanh nghiệp ra sao? Chưa biết cách đặt tên doanh nghiệp như thế nào? Bạn chưa biết tên doanh nghiệp dự tính thay đổi đã có công ty nào khác đặt trước hay chưa? Bạn chưa biết tên doanh nghiệp có thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp mới nhất 2014 hay không? Cần chuẩn bị giấy tờ gì để thay đổi tên công ty? Tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty như thế nào? Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty trong bao lâu? Và còn nhiều vấn đề liên quan khác đến thủ tục thay đổi tên công ty ..v.v..v... Thì vui lòng tham khảo bài viết dịch vụ thay đổi tên công ty giá rẻ trọn gói dưới đây tại Nam Việt Luật để tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.



Việc thay đổi tên công ty không đơn thuần là lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp mà chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: Phải thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo xử lý thay đổi đối với những văn bản hợp đồng đã được phát hành trước đây với cái tên doanh nghiệp cũ, thông báo đến đối tác để việc tên doanh nghiệp mới không gây nhầm lẫn đến công việc kinh doanh sau này. Do vậy chúng tôi có mặt để hỗ trợ quý doanh nghiệp, tư vấn cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty nhanh chóng chuyên nghiệp. Nam Việt Luật cam kết sẽ giải đáp hết những thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.


Xem đầy đủ bài viết & Sử dụng dịch vụ tại Dịch vụ thay đổi tên công ty
Được tạo bởi Blogger.